LỊCH SỬ CÀ PHÊ


CÁC VÙNG TRỒNG CÀ PHÊ ARABICA NGON Ở VIỆT NAM

VietCoffee sưu tầm và biên soạn


Thu hoạch cà phê ở Cầu Đất, Đà Lạt

Thu hoạch cà phê ở Cầu Đất, Đà Lạt

Thu hoạch cà phê Arabica ở Quảng Trị

Thu hoạch cà phê Arabica ở Quảng Trị

Thu hoạch cà phê Arabica ở Tây Bắc

Thu hoạch cà phê Arabica ở Tây Bắc

Arabica là loại cà phê trồng phổ biến tại Brazil và các nuớc Nam Mỹ. Trong đó, Brazil là nuớc sản xuất cà phê Arabica lớn nhất thế giới còn Colombia là nuớc sản xuất cà phê Arabica lớn thứ hai thế giới, đồng thời là nuớc sản xuất cà phê Arabica chế biến uớt chất luợng cao. Mặc dù là nuớc sản xuất chủ yếu cà phê Robusta, nhưng Việt Nam là nơi có những loại cà phê Arabica thuộc loại ngon nhất thế giới.

Arabica là loại cà phê chỉ trồng đuợc tại các vùng có điều kiện độ cao, khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho sự phát triển của giống cà phê này, nên Việt Nam dù đã có hơn 630.000ha trồng cà phê nhưng chỉ có một số vùng có thể đáp ứng được yêu cầu này.

1. Cà phê Arabica Cầu Đất, Đà Lạt:

Vùng Cầu Đất của Đà Lạt, Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi nên loại Arabica Cầu Đất có chất lượng rất cao và được mệnh danh là Nữ Hoàng cà phê Việt Nam, một loại cà phê Arabica thơm ngon bậc nhất thế giới. Ngoài ra, những chủng cà phê đầu tiên được trồng ở Cầu Đất như Yellow Bourbon, Typica cũng được rất nhiều những người sành cà phê quan tâm, mong muốn thưởng thức.

Hương vị của cà phê Arabica được mô tả như sau: vị chua thanh, đắng nhẹ tạo nên sự thanh tao, quý phái, màu nước cà phê nâu nhạt, trong trẻo của hổ phách tạo nên sự sang trọng, quyến rũ.

Vùng đất càng cao, càng lạnh thì chất lượng cà phê Arabica càng ngon. Với độ cao trên 1.600m so với mực nước biển, cùng với khí hậu lạnh, sương mù hầu như quanh năm, vùng Cầu Đất, Đà Lạt là thiên đường cho cây cà phê Arabica. Cùng với đó là cách thu hái rất công phu – hái tỉa, trái cà phê chín tới đâu hái tới đó chứ không thu hoạch ồ ạt cả trái chín, trái xanh cùng lúc.

Diện tích trồng cà phê ở Cầu Đất khoảng 1.100ha.

2. Cà phê Arabica Khe Sanh, Quảng Trị:

Tại huyện Hương Hóa, Quảng Trị có khoảng 5.000ha trồng cà phê với thương hiệu là Arabica Khe Sanh.

Độ cao vùng đất ở đây từ 350-500m so với mực nước biển. Khe Sanh đang được Hiệp Hội Cà Phê – Ca Cao Việt Nam chọn làm nơi thử nghiệm mô hình sản xuất cà phê chất lượng cao với mong muốn biến Khe Sanh thành một trung tâm trồng và sản xuất cà phê của miền Trung.

Người dân huyện Hương Hóa cũng đang dần ý thức được thương hiệu cà phê Arabica Khe Sanh của mình và đang chuyển dần sang thưởng thức cà phê Khe Sanh ngày càng nhiều.

Cùng với đó, người tiêu dùng cũng chuyển dần thói quen sang thưởng thức cà phê nguyên chất và không pha trộn.

Năm 2012, giá trị xuất khẩu của cà phê Arabica Khe Sanh đạt 25 triệu USD và hiện nay đang ấp ủ giấc mơ tham vọng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ.

3. Cà phê Arabica Tây Bắc Việt Nam:

Vùng đất Tây Bắc, chủ yếu là 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên có thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp nên tại đây trồng hầu hết là cà phê Arabica. Tính tới cuối năm 2011, tổng diện tích trồng khoảng gần 9.000ha và theo quy hoạch của địa phương tới năm 2020 sẽ là 16.000ha.

Chất lượng cà phê Arabica ở vùng này còn thấp so với các vùng khác do người dân trồng trọt và sản xuất tự phát từ xử lý cây giống, chăm sóc cho tới thu hoạch và bán ra thị trường. Do đó, Sở NN&PTNT của Sơn La và Điện Biên đang từng bước quy hoạch hệ thống và hướng dẫn người nông dân cách làm nhằm nâng cao chất lượng cũng như sản lượng cà phê của vùng Tây Bắc này.